Lễ cúng động thổ là nghi thức quan trọng trước khi khởi công xây nhà mới, xây dựng công trình nói chung. Với mong muốn xin và báo cáo với thần linh ở nơi đó phù hộ cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, suôn sẻ; phù hộ gia chủ mạnh khỏe, gia đình hòa hợp, làm ăn phát lộc.
Các bước của công việc cúng động thổ
- Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…)
- Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…)
- Chọn giờ Hoàng Đạo làm lễ động thổ
- Đọc văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất
Tùy theo điều kiện khả năng kinh tế của gia chủ, phong tục tín ngưỡng ở mỗi vùng miền, phong thủy của gia chủ sẽ có nghi lễ, quy định về lễ vật cúng động thổ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng động thổ được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và chu đáo thì mới thuận lợi, suôn sẻ trong việc xây dựng.
Thông thường, các vật phẩm có bản cần có cho lễ động thổ bao gồm những lễ vật sau:
- Một bộ tam sinh bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng), một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
- Một dĩa muối, một dĩa gạo, một ly nước trong, 3 ly nước trà, 3 ly rượu trắng, 1 bao thuốc.
- Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm Một mâm ngũ quả, một bình hoa, hai cây đèn cầy.
- Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã
- Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
- Hương thắp cúng động thổ
Lễ cúng động thổ là nghi thức quan trọng khi làm nhà. Vì vậy khi tiến hành cúng động thổ gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất: Khi tiến hành cúng động thổ thì những người không hợp tuổi trong gia đình nên tạm thời lánh mặt. Đặc biệt, trong trường hợp mượn tuổi, gia chủ phải lánh xa mảnh đất đến khi lễ cúng kết thúc mới được quay về.
Thứ hai: Không nên cúng động thổ gần đường cái và ngã tư bởi đây là nút giao thông thứ yếu, dễ gây tai nạn, đem lại vận xui ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của gia đình.